---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Đường Thái Tông
----------------------------- Trích Lục Phật Học - Cs Hạnh Cơ -----------------------------
● (627-649): tức Lí Thế Dân, con thứ của Đường Cao-tổ (618-626) Lí Uyên. Nguyên, dưới triều đại nhà Tùy, Lí Uyên được phong tước Đường quốc công, làm lưu thú phủ Thái-nguyên. Cuối thời Tùy, chính trị thối nát, hào kiệt dấy binh khởi nghĩa khắp nơi. Thế Dân lúc bấy giờ tuy còn nhỏ tuổi, nhưng đã có ý chí của kẻ hào kiệt. Thấy vận nước Tùy thế nào cũng sụp đổ, Thế Dân bèn khuyên cha khởi binh chiếm phủ Thái-nguyên và thành Trường-an để làm căn cứ, sau đó sẽ diệt nhà Tùy. Lí Uyên ban đầu không nghe, vẫn tỏ lòng trung thành với nhà Tùy, nhưng Thế Dân khuyên mãi, đem lẽ hơn thiệt giải bày cặn kẽ, khiến ông phải đổi ý, làm theo lời con. Quả nhiên, năm 618, cha con Lí Uyên đã diệt nhà Tùy và kiến lập vương triều Đường. Sau khi lên ngôi, Lí Uyên (tức Đường Cao-tổ) đã lập con trưởng là Lí Kiến Thành làm thái tử, phong cho Thế Dân làm Tần vương, và phong cho em của Thế Dân là Lí Nguyên Cát làm Tề vương. Trong ba anh em đó thì Thế Dân tài giỏi hơn cả về đủ mọi mặt.
Khi nhà Tùy bị tiêu diệt, thấy Lí Uyên xưng đế ở Trường-an, các hào kiệt khác cũng xưng vương, mỗi người hùng cứ một cõi để mong tranh giành thế lực với Lí Uyên. Do đó, Thế Dân phải giúp cha đánh Nam dẹp Bắc để bình định giang sơn, thống nhất đất nước – mặc dù lúc đó Thế Dân mới 19 tuổi. Trong 3 năm đầu (618-620), Thế Dân đã bình định được hết vùng lãnh thổ phía Tây-Bắc Trung-hoa; tiếp đó ông tiến quân sang miền Đông, và sang năm 621, ông đã bình định khắp miền Hoa-bắc. Tới năm 625 thì ông bình định nốt miền Hoa-nam, để từ đó Trung-quốc hưởng được một thời kì thái bình thịnh trị kéo dài hơn một thế kỉ.
Vậy là, nhà Đường dựng nghiệp và bình định thống nhất giang sơn, đều do công sức của Thế Dân. Bởi vậy, Thế Dân đã được vua cha cưng quí, lại được các tướng lãnh đều kính trọng và tuân lệnh. Thấy vậy, thái tử Kiến Thành (anh của Thế Dân) và Tề vương Nguyên Cát (em của Thế Dân) đều sinh lòng ghen ghét, sợ Thế Dân sẽ giành ngôi vua sau này. Họ bèn đồng mưu với nhau, đã mấy lần ám hại, nhưng Thế Dân đều thoát chết. Cuối cùng, tình thế bắt buộc, năm 626, khi biết họ sắp hành động một lần nữa, Thế Dân đành phải ra tay trước; kết quả, tháng 6 năm đó, cả ông anh Kiến Thành và ông em Nguyên Cát đều bị phục binh bắn chết ngay tại cửa cung gọi là “Huyền-vũ môn”, mà sử gọi đó là “sự biến Huyền-vũ môn”. Thái tử Kiến Thành chết rồi, Thế Dân liền được lập ngay làm thái tử; đến tháng 8 cùng năm thì Cao-tổ truyền ngôi cho Thế Dân để lên làm thái thượng hoàng. Lí Thế Dân lên ngôi, tức Đường Thái-tông (627-649), là một ông vua anh hùng, thông minh, tài giỏi, vừa là một nhà cầm quân thao lược anh dũng, vừa là một minh quân cai trị đại tài, từng được các sử gia thế giới kính trọng như một vĩ nhân của nhân loại. Triều đại của ông là thời kì thịnh trị nhất, vua quan có tài, có đức, đoàn kết, và biết lo cho dân nhất, dân chúng sống sung sướng nhất. Ông chỉ phải mang một niềm ân hận nặng nề là đã bị bắt buộc phải giết anh và em mình trong bi kịch tranh giành quyền lực.
Rau Củ Xào Hỷ Lạc     Tượng Phật có từ lúc nào ?     Cao Tăng Dị Truyện – Tổ thứ 19 Tôn Giả Cưu Ma La Đa (Kumarata)     Nước Mắt Thiền Sư     Mơ Gặp “Ma”     Gõ Cửa Thiền – Cuộc Đời Gisho     Gõ Cửa Thiền – Thức Ăn Ngon     Năm Anh Em Sai Một Tớ Gái     Nguyên Nhân Của Khổ     Niết Bàn và Cực lạc ý nghĩa giống nhau hay khác nhau?     




















































Pháp Ngữ
Trời không sinh ra con người ở trên con người và cũng không sinh ra con người ở dưới con người


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,926 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,333 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Le hoa
Lượt truy cập 36,819,740